Thái Bình là địa phương có diện tích sản xuất lúa tương đối lớn, trong những năm gần đây nông dân Thái Bình được trang bị đầy đủ kiến thức về khoa học kỹ thuật. Được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, phương thức mới trong sản xuất nông nghiệp của Tỉnh đoàn, Anh Luân đã áp dựng kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường vào quy trình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo của mình.
Từ trước tới nay khi cấy lúa xong là phải giữ nước liên tục từ khi cấy đến khi lúa sắp được thu hoạch nay làm theo kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ; việc bón phân thì không đúng thời kỳ, đúng liều lượng, thấy lúa đỏ thì bón bổ sung… Đặc biệt, việc xử lý rơm rạ sau thu hoạch, nông dân chưa hiểu được việc đốt rơm rạ vừa lãng phí nguồn phân hữu cơ, vừa gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người; khi dìm rơm rạ xuống đất và nước gây ủ mầm bệnh cho lúa vụ sau, tạo thành khí mê tan có hại cho cây lúa vụ sau và bốc lên không khí gây ô nhiễm môi trường dẫn đến biến đổi khí hậu
Xong, được sự giúp đỡ Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Thái Bình và huyện đoàn Quỳnh Phụ, mô hình canh tác lúa thân thiện với môi trường của anh Luân đã đạt được hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, tạo điểm nhấn làm thay đổi từng bước nhận thức, hành vi của nông dân từ chỗ canh tác lúa theo phương pháp truyền thống sang phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường… Qua đó, nâng cao kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường cho nông dân trồng lúa, tạo ra lúa thương phẩm an toàn. Nâng cao giá trị hàng hóa, bảo vệ sức khỏe cho con người, nâng cao nhận thức của nông dân, người tiêu dùng và các cơ quan liên quan về lợi ích của phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp hiện đại và bền vững nhằm giúp người nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, với sự giúp đỡ, định hướng của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, mô hình của anh Luân đã lọt vào Vòng chung kết và đạt giải nhì tại cuộc thi Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn năm 2023.