Với nguồn vốn 120, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã hỗ trợ 40 dự án phát triển của thanh niên. Trong đó có một số mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu tiêu biểu như:
1. Anh Đào Nhân Nghĩa, thị trấn Diêm Điền - Thái Thụy đã nỗ lực vượt khó, vươn lên thực hiện mơ ước gây dựng mô hình nuôi dê lấy sữa. Với mong muốn xây dựng thương hiệu sữa dê Oganic, mô hình trông cỏ và chăn nuôi chế biến khép kín, anh Nghĩa đã đầu tư hệ thống máy móc chế biến các sản phẩm từ sữa dê như sữa tươi thanh trùng, sữa chua dê, sữa chua nếp cẩm tại nhà để từng bước xây dựng thương hiệu sữa dê Thái Bình.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, anh đã tham gia nhiều lớp tập huấn về kỹ năng và phương pháp chăn nuôi để đạt được hiệu quả kinh tế cao gắn với bảo vệ môi trường. Thông qua lớp tập huấn “
Hướng dẫn xử lý ô nhiễm môi trường bằng phương pháp vi sinh bản địa” và
“Hội nghị tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật phân loại rác thải tại nguồn và xử lý rác bằng men vi sinh” năm 2023 do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức,anh Nghĩa được tiếp cận, ứng dụng công nghệ sinh học, khoa học kỹ thuật mới để áp dụng vào thực tiễn xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường nông thôn; áp dụng phương pháp vi sinh bản địa
[1] trong sản xuất nông nghiệp góp phần giảm thiểu chi phí, tự sản xuất chế phẩm vi sinh, ứng dụng trong vệ sinh môi trường, khử mùi chuồng trại chăn nuôi. Qua thực hiện mô hình chăn nuôi dê an toàn sinh học có ứng dụng men vi sinh để làm đệm lót xử lý mùi hôi và phân dê làm cho môi trường chăn nuôi trong lành hơn, không có mùi hôi bốc lên từ trong chuồng, dê mau lớn hơn, nhất là không gây phiền hà với lối xóm, không tốn công lao động dọn dẹp chuồng hàng ngày.
[1]Xử lý ô nhiễm môi trường bằng phương pháp vi sinh bản địa là việc điều chế vi sinh vật bằng cách sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên của địa phương rồi lên men tạo ra nhiều loại vi sinh vật khác nhau tồn tại trong môi trường tự nhiên có hoạt tính sinh học cao
Sau 3 năm kể từ khi chăn nuôi dê lấy sữa, việc kinh doanh đã thuận lợi và ổn định. Mỗi tháng anh Nghĩa thu về 35 triệu đồng, trừ các khoản chi phí còn lãi 205 triệu đồng/năm. Ngoài ra, anh cũng có thêm thu nhập từ bán dê thịt. Thời gian tới anh dự định đầu tư xây thêm chuồng trại, mở rộng chăn nuôi phát triển các sản phẩm từ sữa dê Oganic và lai tạo giống dê mới
[1]. Anh thuê lại 2 mẫu ruộng đã bỏ hoang để trồng các loại cỏ có hàm lượng dinh dưỡng cao làm thức ăn cho dê. Mô hình nuôi dê của anh Đào Nhân Nghĩa là một trong những mô hình thanh niên phát triển kinh tế bảo vệ môi trường tiêu biểu của tỉnh được Ban Thường vụ Tỉnh đoàn hỗ trợ tập huấn các lớp học khởi nghiệp miễn phí đồng thời hỗ trợ tư vấn về maketting, làm mới mẫu mã sản phẩm thông qua Chương trình
“Kết nối giữa thanh niên khởi nghiệp với các nhà đầu tư trong tiêu thụ nông sản tỉnh Thái Bình” ngày 28/7/23 và được Ban Thường vụ Tỉnh đoàn hỗ trợ vay vốn 120 để phát triển sản xuất.
[1]Hiện nay, đàn dê của gia đình anh có 68 con, trong đó có 23 con chuyên lấy sữa. Với đàn dê, anh đánh số từng con để tiện theo dõi, chăm sóc.
2.Anh Nguyễn Xuân Sứ, thôn Bích Du, xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy có kinh nghiệm hàng chục năm nuôi tôm. Nhận thấy nuôi tôm theo hình thức quảng canh truyền thống hiệu quả không cao, anh Sứ mạnh dạn đầu tư áp dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao. Dù phải đầu tư nhiều nhưng mô hình này cho thấy hiệu quả rõ rệt. Tôm ít bị dịch bệnh, năng suất, chất lượng cao hơn gấp từ 3 – 5 lần so với cách nuôi truyền thống. Bên cạnh đó, mô hình nuôi tôm công nghệ cao bao gồm cả hệ thống lọc nước thường xuyên giúp ao nuôi sạch, môi trường nước ít bị ô nhiễm và các ao đều có hệ thống xử lý chất thải, lắng lọc riêng.
Trước đây trong các mô hình nuôi tôm việc xử lý chất thải, nước thải chưa được quan tâm, chưa có mô hình xử lý chất thải, nước thải đạt yêu cầu để người nuôi tôm áp dụng và nhân rộng. Đa số các hộ nuôi tôm chưa thực hiện nghiêm các quy định về BVMT. Tình trạng xả thải trực tiếp ra môi trường, hoặc có xử lý nhưng chưa đạt chuẩn trước khi xả thải còn phổ biến. Sử dụng công nghệ cao trong nuôi tôm đã tạo ra môi trường ao nuôi khác biệt so với nuôi tôm truyền thống trước kia, vừa giúp tăng năng suất của tôm nuôi, vừa giúp giảm chi phí thức ăn cho tôm, vừa bảo vệ môi trường. Chính từ đó, mà nhiều hộ dân trong xã đã học tập và nhân rộng.
Mô hình nuôi tôm sử dụng enzim tỏi giúp bảo vệ môi trường của anh Sứ là một trong 50 mô hình thanh niên khởi nghiệp sáng tạo tiêu biểu được Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn phối hợp với Plaumai Eco và Ceo Thái Bình Holding tuyên dương, trao tặng khóa học về khởi nghiệp trị giá 7 triệu đồng và được hỗ trợ vay vốn 120 để phát triển sản xuất. Ngoài ra Ban Thường vụ Tỉnh đoàn hỗ trợ anh Sứcác lớp học khởi nghiệp miễn phí đồng thời hỗ trợ tư vấn về maketting, làm mới mẫu mã sản phẩm và đầu ra cho sản phẩm thông qua Chương trình
“Kết nối giữa thanh niên khởi nghiệp với các nhà đầu tư trong tiêu thụ nông sản tỉnh Thái Bình” ngày 28/7/23. Thông qua sự hỗ trợ kết nối của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, anh Sứ đã được giao lưu với các doanh nhân khác để chia sẻ các kinh nghiệm trong quá trình khởi nghiệp và có nguồn vốn ổn định để tiếp tục mở rộng phát triển kinh tế.
3. Chị Bùi Thị Duyên, xã Thụy Văn, huyện Thái Thụy với mô hình "Bảo vệ môi trường từ trồng bạc hà hữu cơ" .Chị Duyên cùng với những cộng sự đã thuê lại những mảnh ruộng bỏ hoang nhiều năm, thành lập tổ hợp tác và vận động bà con nông dân cải tạo đất, phủ xanh ruộng hoang bằng cánh đồng dược liệu được canh tác theo hướng hữu cơ. Mô hình nông dược không hóa chất của chị Duyên dần dần chứng minh được hiệu quả. Ngoài các sản phẩm được yêu thích như lá thơm xông tắm mẹ và em bé; lá thơm gội đầu, chị còn phát triển thêm lá tía tô, diếp cá, cần tây... làm thành trà khô hoặc bột uống liền.
Ban Thường vụ Tỉnh đoàn hỗ trợ chị Duyên các lớp học khởi nghiệp miễn phí đồng thời hỗ trợ tư vấn về maketting, làm mới mẫu mã sản phẩm và đầu ra cho sản phẩm thông qua
“Hội nghị tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật phân loại rác thải tại nguồn và xử lý rác bằng men vi sinh” và Chương trình
“Kết nối giữa thanh niên khởi nghiệp với các nhà đầu tư trong tiêu thụ nông sản tỉnh Thái Bình” ngày 28/7/23 và mang những sản phẩm của chị Duyên đến với Liên hoan tuổi trẻ sáng tạo cụm Đồng bằng sông Hồng. Dưới sự định hướng của Ban Thường vụ tỉnh đoàn, HTX đã thực hiện sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường. Ngay từ đầu, HTX đã hướng dẫn bà con canh tác vườn bạc hà hoàn toàn không sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, thay vào đó là dùng phân bón hữu cơ và các loại thuốc thảo mộc để phòng ngừa, trị sâu, nấm bệnh cho cây.
Nhờ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, sản phẩm của HTX luôn bảo đảm chất lượng, có thời điểm cung không đủ cầu, thời gian tới, HTX tiếp tục mở rộng vùng chuyên canh trồng cây bạc hà hữu cơ chất lượng cao nhằm bảo tồn và nâng cao giá trị cây bạc hà.Để làm được điều đó, HTX tiếp tục thu hút nguồn lực của các tổ chức, cá nhân đầu tư vào phát triển chế biến bạc hà. Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo quản lý, kỹ thuật chuyên ngành để nâng cao kĩ năng cho cán bộ và thành viên.
Từ hiệu quả của mô hình trồng cây bạc hà liệu theo hướng hữu cơ đem lại giá trị kinh tế, thời gian tới, HTX tiếp tục mở rộng vùng chuyên canh trồng cây bạc hà hữu cơ chất lượng cao nhằm bảo tồn và nâng cao giá trị cây bạc hà. Để làm được điều đó, HTX tiếp tục phối hợp Tỉnh đoàn, Huyện đoàn thu hút nguồn lực của các tổ chức, cá nhân đầu tư vào phát triển chế biến bạc hà. Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo quản lý, kỹ thuật chuyên ngành để nâng cao kĩ năng cho cán bộ và thành viên.Trồng dược liệu hữu cơ đã góp phần bảo tồn loại cây dược liệu này. Mô hình sản xuất khoa học, không sử dụng chất bảo quản, thuốc BVTV không chỉ đảm bảo nguồn liệu liệu đầu vào phục vụ công tác chế biến mà còn góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, cải thiện sức khỏe con người.
4.Anh Lê Ngọc Huê, xã Quỳnh Giao, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình với Mô hình sản xuất trà thảo dược từ nguyên liệu sạch.Công ty cổ phần đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Thái Hưng là công ty chuyên sản xuất các loại trà thảo dược từ nguyên liệu sạch do anh Lê Ngọc Huê là Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Anh đã thuê trên 15 ha đất của bà con để trồng các loại cây như nhân trần, ích mẫu, diệp hạ châu, đinh lăng, bông mã đề… và đầu tư máy móc để sản xuất trà túi lọc. Anh chú trọng đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu khép kín từ trồng, thu hái, sơ chế theo công nghệ hiện đại và thành lập các hợp tác xã chuyên về từng khâu trong sản xuất. Đến nay, 9 sản phẩm trà của Thái Hưng là Trà Sâm Ngọc Linh, Trà Đinh Lăng, Trà Cà Gai Leo, Trà Thìa Canh, Trà Giảo Cổ Lam, Trà Dây… và 2 sản phẩm rượu thảo dược rất được khách hàng ưa chuộng, tốt cho sức khỏe và bảo vệ môi trường. Sản phẩm trà Thái Hưng đã đạt tiêu chuẩn OCOP năm 2020.
Mô hình sản xuất trà thảo dược từ nguyên liệu sạch của anh Lê Ngọc Huê là một trong 50 mô hình thanh niên khởi nghiệp sáng tạo tiêu biểu được Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn phối hợp với Plaumai Eco và Ceo Thái Bình Holding tuyên dương, trao tặng khóa học về khởi nghiệp trị giá 7 triệu đồng năm 2020 và được Ban Thường vụ Tỉnh đoàn hỗ trợ vay vốn 120 để phát triển sản xuất. Ngoài ra Ban Thường vụ Tỉnh đoàn hỗ trợ anh Huê về maketting, làm mới mẫu mã sản phẩm và đầu ra cho sản phẩm thông qua Chương trình
“Kết nối giữa thanh niên khởi nghiệp với các nhà đầu tư trong tiêu thụ nông sản tỉnh Thái Bình” ngày 28/7/23.