1. Điển hình Anh Nguyễn Xuân Sứ, thôn Bích Du, xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy có hàng chục năm nuôi tôm. Nhận thấy nuôi tôm theo hình thức quảng canh truyền thống hiệu quả không cao, anh Sứ mạnh dạn đầu tư áp dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao. Dù phải đầu tư nhiều nhưng mô hình này cho thấy hiệu quả rõ rệt. Tôm ít bị dịch bệnh, năng suất, chất lượng cao hơn gấp từ 3 – 5 lần so với cách nuôi truyền thống. Điểm ưu việt của nuôi tôm theo công nghệ cao là 01 năm có thể nuôi được từ 4 - 5 vụ so với cách nuôi quảng canh thông thường vốn chỉ được từ 1 - 2 vụ. Bởi lợi thế của ao nuôi có cả nhà bạt. Trong đó, tôm có thể nuôi được cả mùa đông bởi được che phủ bạt và đảm bảo điều kiện nhiệt độ thích hợp. Nhất là thời điểm này tôm bán được giá cao, lợi nhuận vì thế cao hơn gấp 3 đến 4 lần so với cách nuôi truyền thống.
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố thời tiết, yếu tố tự nhiên bên ngoài tác động. Tuy nhiên, anh vẫn quyết tâm theo đuổi ý tưởng của mình, hướng đến phân phối xuất khẩu đi một số tỉnh phía Bắc (Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng,….) và một số tỉnh Trung Quốc. Để hỗ trợ phần nào khó khăn giúp anh phát triển kinh tế, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn hỗ trợ Dự án vay vốn “Cải tạo đầm mua tôm cá giống”
của Anh Sứ. Sau một thời gian áp dụng, Anh Sứ thấy hiệu quả cao, tổng số tiền thu nhập hàng vụ (tôm thu nhập theo vụ, 3 vụ 1 năm, mỗi vụ thu trung bình 1 tỷ/vụ).
Có thể thấy nuôi tôm đang trở thành ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế biển. Nhờ được hỗ trợ dự án, sự mạnh dạn đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong trong việc cải tạo đầm mua tôm cá giống mà hiện tại Anh Sứ đã bước đầu ổn định thu nhập, tạo việc làm cho thanh niên và người dân tại địa phương. Đây là dự án đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển kinh tế tại địa phương, thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và con tôm nói riêng phát triển hiệu quả và bền vững trong giai đoạn tới.
2. Anh Đoàn Văn Triệu, xã Thuỵ Bình, huyện Thái Thuỵ với Dự án “Triệu computer”
là một trong những dự án hiệu quả kinh tế được nhiều người biết đến và được chính quyền địa phương đánh giá cao, ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn. Xuất phát từ niềm đam mê với các loại máy móc, linh kiện điện tử, nhận thấy nhu cầu sử dụng máy tính phục vụ cho việc học tập trong các đối tượng học sinh, sinh viên, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân cao. Việc lắp đặt Camera, thiết bị mạng giúp các cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp quản lý tốt hoạt động, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành được hiệu quả, đây cũng là ý tưởng để Anh Đoàn Văn Triệu thực hiện ước mơ, hoài bão của mình trong việc kinh doanh. Để dự án mang đến hiệu quả kinh tế cao, Anh đã không ngừng học hỏi trong lĩnh vực kinh doanh để phát triển dự án, mở rộng quy mô ra các tỉnh lân cận. Tuy nhiên các linh kiện điện tử nếu bị lỗi phải bảo hành thường xuyên và cần vốn để đầu tư mở rộng kinh doanh. Đây cũng là điều trăn trở đối với Anh Đoàn Văn Triệu thanh niên phát triển kinh tế xã Thuỵ Bình, huyện Thái Thuỵ. Để hỗ trợ Dự án thành công, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã hỗ trợ Dự án vay vốn “Cải tạo vốn, mua linh kiện, phụ kiện sửa máy tính, lắp đặt Camera”
của Anh Triệu giúp Anh mạnh dạn đầu tư áp dụng vào thực tiễn. Sau một thời gian áp dụng, Anh Triệu thấy hiệu quả cao, tổng số tiền thu nhập hàng tháng là 20.000.000 đồng.
Nhờ được hỗ trợ dự án, sự mạnh dạn đầu tư trong việc cải tạo vốn mua linh kiên, phụ kiện sửa máy tính,…mà hiện tại Anh Triệu đã bước đầu ổn định thu nhập. Đây là dự án đem lại hiệu quả kinh tế cao.
3. Dự án của Anh Vũ Công Trung là một tấm gương thanh niên gương mẫu, tiên tiến, phát triển kinh tế giỏi của xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ. Sinh năm 1994, anh tốt nghiệp đại học xong, sau vài năm bươn chải ngoài xã hội, về quê nhận thấy quê hương có nguồn cung thực phẩm dồi dào. Bằng sự chăm chỉ, chịu khó, sáng tạo, Anh đã sáng chế ra máy sấy ngô nếp và khởi nghiệp với số vốn ít ỏi vài triệu đồng. Sau 03 năm lập nghiệp trên quê hương, thương hiệu ngô nếp non sấy hiệu ANH TRUNG đã phủ sóng các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Năm 2020, sản phẩm Ngô nếp sấy hiệu Anh Trung Food vinh dự được tham gia Hội chợ OCOP tại tỉnh Quảng Ninh. Đây là bước tiến quan trọng cho sản phẩm của tuổi trẻ huyện nhà vươn ra tầm quốc gia và khẳng định thương hiệu. Để mở rộng thêm kinh doanh, cùng với sự hỗ trợ vốn vay anh đã đầu tư xây thêm nhà xưởng, mở cửa hàng thực phẩm khô tăng thêm thu nhập. Đây là hướng phát triển kinh tế mới cho các thanh niên trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ nói riêng và toàn tỉnh Thái Bình nói chung.
4. Chị Bùi Thị Duyên, xã Thụy Văn, huyện Thái Thụy với mô hình Dự án "Xử lý rác thải trong dân cư" Chị Duyên cùng với những cộng sự đã thuê lại những mảnh ruộng bỏ hoang nhiều năm, thành lập tổ hợp tác (THT) Gồ Trại và vận động bà con nông dân cải tạo đất, phủ xanh ruộng hoang bằng cánh đồng dược liệu được canh tác theo hướng hữu cơ. Mô hình nông dược không hóa chất của chị Duyên dần dần chứng minh được hiệu quả. Ngoài các sản phẩm được yêu thích như lá thơm xông tắm mẹ và em bé; lá thơm gội đầu, chị còn phát triển thêm lá tía tô, diếp cá, cần tây... làm thành trà khô hoặc bột uống liền. Trước đây, cây bạc hà đã có tại xã Thụy Văn, nhưng diện tích còn nhỏ hẹp vì chủ yếu phát triển tự nhiên. Diện tích nhỏ lẻ, manh mún, cộng với quá trình khai thác tận diệt tại đây là nguyên nhân làm suy kiệt nguồn dược liệu bạc hà. Để giải quyết những khó khăn trên, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ tỉnh, CEO Thái Bình hỗ trợ chị Duyên các lớp học khởi nghiệp miễn phí đồng thời hỗ trợ tư vấn về maketting, làm mới mẫu mã sản phẩm và đầu ra cho sản phẩm. Dưới sự định hướng của Ban Thường vụ tỉnh đoàn và hội doanh nhân trẻ của tỉnh, HTX đã thực hiện sản xuất theo hướng hữu cơ. Ngay từ đầu, HTX đã hướng dẫn bà con canh tác vườn bạc hà hoàn toàn không sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, thay vào đó là dùng phân bón hữu cơ và các loại thuốc thảo mộc để phòng ngừa, trị sâu, nấm bệnh cho cây. Nhờ sản xuất theo hướng hữu cơ, sản phẩm của HTX luôn bảo đảm chất lượng, có thời điểm cung không đủ cầu.
Tuy nhiên để mở rộng phát triển dự án, Chị đã không ngừng học hỏi trong lĩnh vực kinh doanh để phát triển dự án, mở rộng quy mô ra các tỉnh lân cận. Để hỗ trợ phần nào khó khăn giúp Chị phát triển kinh tế, ngoài vốn vay từ những năm trước, năm 2023, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn hỗ trợ thêm kinh phí để mua nguyên vật liệu hỗ trợ Chị phát triển dự án. Từ hiệu quả của mô hình trồng cây bạc hà liệu theo hướng hữu cơ đem lại giá trị kinh tế, thời gian tới, HTX tiếp tục mở rộng vùng chuyên canh trồng cây bạc hà hữu cơ chất lượng cao nhằm bảo tồn và nâng cao giá trị cây bạc hà. Để làm được điều đó, HTX tiếp tục phối hợp Tỉnh đoàn, Huyện đoàn thu hút nguồn lực của các tổ chức, cá nhân đầu tư vào phát triển chế biến bạc hà. Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo quản lý, kỹ thuật chuyên ngành để nâng cao kĩ năng cho cán bộ và thành viên. Trồng dược liệu hữu cơ đã góp phần bảo tồn loại cây dược liệu này. Mô hình sản xuất khoa học, không sử dụng chất bảo quản, thuốc BVTV không chỉ đảm bảo nguồn liệu đầu vào phục vụ công tác chế biến mà còn góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, cải thiện sức khỏe con người.